Chữ viết thời kỳ đồ đồng Lịch_sử_chữ_viết

Chữ viết hình nêm

Hệ thống chữ viết nguyên thủy của người Sumer bắt nguồn từ những phiến đất sét được sử dụng để chỉ tên đồ vật. Cho đến cuối thiên niên kỷ 4 TCN, hệ thống này đã phát triển thành một phương pháp lưu lại các bản kê, sử dụng bút trâm đầu tròn ấn lên tấm đất sét theo các góc khác nhau để ký hiệu con số. Cách ghi này dần được gia tố các biểu tượng ghi bằng bút trâm sắc để chỉ ra cái gì được đếm. Ghi chép sử dụng bút trâm đầu tròn và bút trâm đầu sắc, theo thời gian, được thay thế bằng bút trâm đầu hình nêm (vì thế mà có tên chữ viết hình nêm) vào khoảng 2.700 – 2.500 năm TCN. Ban đầu chỉ có những ký hiệu ghi hình (xem chữ tượng hình) nhưng đã phát triển, đưa vào yếu tố ngữ âm ở thời gian thế kỷ 29 TCN. Chừng 2.600 năm TCN, chữ viết hình nêm bắt đầu thể hiện âm tiết trong nhóm ngôn ngữ Sumer vùng Lưỡng Hà. Cuối cùng, chữ viết hình nêm trở thành hệ thống chữ viết phổ biến ghi lại ký hiệu ghi hình, âm tiết và con số. Kể từ thế kỷ 26 TCN, dạng chữ viết này du nhập vào ngôn ngữ Akkad (một ngôn ngữ trong nhóm Sumer) và các ngôn ngữ khác như Hurria (ngôn ngữ được nói ở phía bắc Lưỡng Hà khoảng 2.300 năm TCN và gần như biến mất 1.000 năm TCN) và Hittite (ngôn ngữ đã biến mất, đã từng được nói ở trung tâm Tiểu Á từ 1.600 đến 1.100 năm TCN). Những ký tự tương tự còn được tìm thấy trong ngôn ngữ Ugaritic (ngôn ngữ đã biến mất, từng được sử dụng ở Ugarit, Syria) và Ba Tư cổ.

Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại

Chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Ai Cập, và đọc và viết là đặc quyền của nhóm người được giáo dục để ghi chép và giữ gìn văn bản. Chỉ những người với xuất thân nhất định mới được đào tạo để trở thành người ghi chép và giữ gìn văn bản. Họ phục vụ trong đền thờ, quân đội và hệ thống hành chính của nhà vua (Pharaon). Hệ thống chữ tượng hình Ai Cập luôn phức tạp, khó học, nhưng trong nhiều thế kỷ sau khi ra đời, chúng còn trở nên khó học hơn nhiều. Chủ ý của thực tế này là nhằm duy trì đặc quyền của những người ghi chép và giữ gìn văn bản

Chữ viết Trung Hoa

Ở Trung Quốc, các nhà sử học biết được rất nhiều điều về những Triều đại Trung Hoa đầu tiên nhờ những văn bản còn sót lại. Từ thời nhà Thương, đa số những ghi chép này tìm thấy trên xương động vật hoặc bản ghi bằng đồng. Những chữ ghi trên mai rùa, qua phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy chúng được viết khoảng 1.500 năm TCN. Các nhà sử học phát hiện ra rằng loại vật liệu được sử dụng có ảnh hưởng đến văn bản được ghi chép và cách thức sử dụng chúng.

Có những phát hiện gần đây về các mai rùa có niên đại khoảng 6.000 năm TCN như các ký hiệu tìm thấy ở Jiahu, nhưng liệu chúng đã đủ phức tạp để được coi là chữ viết hay chưa thì vẫn còn tranh cãi. Nếu những hình vẽ này được xác định là ngôn ngữ ở dạng viết thì chữ viết Trung Hoa

Ký tự Elamite

Những biểu tượng tiền ký tự Elamite vẫn chưa giải nghĩa được xuất hiện có lẽ từ 3.200 năm TCN và trở thành có hàng lối vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, chúng sau đó được thay thế bằng chư viết hình nêm Elamite du nhập từ ngôn ngữ Akkad.

Chữ tượng hình Tiểu Á

Chữ tượng hình Tiểu Á là ký tự ghi lại hình để biểu đạt thông tin ra đời ở phía tây Tiểu Á. Lần đầu tiên xuất hiện trên các con dấu hoàng gia để ghi lại ngôn ngữ Luwian (một ngôn ngữ ngày nay đã tuyệt chủng) khoảng thế kỷ 20 TCN.

Ký tự Cretan

Chữ tượng hình Cretan được tìm thấy tại các di chỉ của nền Văn minh Minos đảo Crete (xuất hiện ở giữa thiên niên kỷ 2 TCN). Vẫn chưa được giải mã.

Những chữ cái cổ Semitic (Trung Đông)

Những chữ cái đúng nghĩa đầu tiên (những chữ cái phụ âm, gán mỗi biểu tượng tương ứng với một âm vị, nhưng không nhất thiết mỗi âm vị ứng với một biểu tượng) xuất hiện khoảng 1.800 năm TCN ở Ai Cập Cổ đại, như một cách miêu tả ngôn ngữ được phát triển bởi những người Semitic phục vụ ở Ai Cập, nhưng những nguyên tắc chữ cái này không được du nhập vào hệ thống chữ viết tượng hình của Ai cập trong suốt thiên niên kỷ. Những chữ cái phụ âm ban đầu này vẫn ít được coi trọng trong nhiều thế kỷ. Và chúng chỉ trở nên quan trọng khi vào cuối thời kỳ đồ đồng, khi ký tự tiền chữ viết Sinaitic phân thành hai nhánh là hệ thống tiền chữ cái Canaanite (khoảng 1.400 TCN) và hệ thống chữ cái nam Ả rập (khoảng 1.200 TCN). Hệ thống tiền chữ cái Canaanite có lẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống chữ viết ghép vần Byblos mà hiện này vẫn chưa giải mã được và sau đó truyền ảnh hưởng vào chữ cái Ugantic (khoảng 1.300 TCN).

Chữ viết Ấn Độ

Những ký hiệu tìm thấy của nền văn minh sông Ấn thời đồ đồng giữa vẫn chưa giải nghĩa được. Vẫn chưa rõ những ký hiệu này được xếp vào ký hiệu tiền ký tự hay đó là một dạng chữ viết biểu tượng-ngữ âm của các hệ thống chữ viết thời kỳ đồ đồng khác.